Chol Chnam Thmay Nét Văn Hóa Độc Đáo Đồng Bào Khmer Nam Bộ

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa giàu bản sắc, được lưu giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ Chol Chnam Thmay, Lễ Cúng ông bà (Lễ Phchum Bunl hay Pithi Sene Dolta), Lễ Ok Om-bok, Lễ Kiết giới Sima,…

Hằng năm, lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian. Hôm nay Thiên Nhiên Travel sẽ cùng bạn tìm hiểu về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ nhé!!!

Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chol” nghĩa là “vào” và “Chnam Thmay” là “năm mới” đây cũng chính là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Khmer Việt Nam và có nhiều nét tương đồng với ngày Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan và Tết Thingyan của Myanmar.

Đối với người Khmer, tháng 4 là điểm giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa. Chất nông nghiệp thấm đẫm trong niềm tin Phật giáo và Bà-la-môn giáo. Tại thời điểm này, cỏ cây trở lại tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Sự thay đổi, bừng lên của thiên nhiên đã được người Khmer quan niệm như sự khởi đầu của một năm mới. Việc tổ chức Tết Chol Chnam Thmay xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới.

Nếu như tiết Thanh minh là dịp người Việt và Hoa hướng về quá khứ để tưởng nhớ tổ tiên và thân nhân đã khuất, chăm sóc, sửa sang mồ mả thì đồng bào Khmer tổ chức Tết Năm mới với tâm thức vừa hướng về quá khứ vừa hướng tới tương lai. Trong khi người Việt và Hoa ăn Tết năm mới vào lúc kết thúc vụ mùa thì đồng bào Khmer lại ăn Tết năm mới vào lúc chuẩn bị khởi đầu vụ mùa. Điều này thể hiện cá tính chất phác mà phóng khoáng, lạc quan cao độ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, luôn hướng tới tương lai của đồng bào Khmer.

Khmer

Do mang ý nghĩa chào đón mùa mưa, mùa màng mới và là lễ hội lớn nhất trong năm, nên ngày xưa, Tết Chol Chnam Thmay kéo dài từ 10-15 ngày. Những thập niên gần đây, trong xu thế đơn giản hoá lễ hội nói chung, lễ hội này chỉ còn 3 ngày (chưa kể công việc chuẩn bị trong nhiều ngày trước đó).

Ba ngày này được tính theo lịch của người Khmer Campuchia. Người Khmer do ảnh hưởng của khoa thiên văn truyền thụ từ Ấn Độ, họ tính đầu năm bằng hai lối vào: “Chol” tính theo chuyển động của mặt trăng và đánh dấu việc thay đổi bằng biểu tượng của 12 con thú tượng trưng của con giáp trong một kỳ. “Chnam” tính theo chuyển động của mặt trời. “Chol” được tính vào tháng 4 dương lịch, còn “Chnam” thì thay đổi theo trăng tròn hay khuyết.

Chol Chnam Thmay

Ngày thứ nhất (Chol Sangkran Chmay): Đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều, mọi người dân Khmer đều nô nức tắm gội sạch sẽ, ăn mặc đẹp để tới chùa thỉnh lịch Maha Sangkrang (Đại lịch) để dùng trong suốt một năm. Khi tới chùa, họ tổ chức đi vòng quanh bên ngoài chính điện 3 vòng rồi mới bước vào chính điện lễ Phật.

Ngày thứ hai (Virak Wanabat): Sáng và trưa người dân làm lễ dâng cơm cho các sư, đến chiều họ tiến hành nghi thức đắp núi cát. Đắp núi cát là một nghi thức quan trọng của Tết năm mới, được tiến hành ở 8 hướng xung quanh ngôi chính điện của chùa. Việc đắp núi cát này có rất nhiều ý nghĩa mang tính nhân văn sâu sắc. Theo Phật giáo Nam tông Khmer thì núi cát này còn tượng trưng cho ngôi tháp ở tầng trời thứ 3, là nơi cất giữ mớ tóc mà Đức Phật Thích Ca đã cắt bỏ để đi tu.

Ngày thứ ba (Tngay Leang Saka): là lễ tắm tượng Phật (mộc dục) và tắm sư. Đây cũng chính là nghi thức thể hiện lòng tôn kính Đức Phật và các vị sư, đồng thời cũng là nghi thức gắn chặt với việc cầu mưa để bắt đầu vụ mùa mới. Cùng thời điểm này, ở Thái Lan, Lào và Myanmar có hội té nước đầu năm cũng chính nằm trong ý nghĩa chào đón năm mới và cầu mưa.

Chol Chnam Thmay

Ngoài dấu ấn Phật giáo đậm nét ra, Tết năm mới của đồng bào Khmer còn cho thấy tàn dư của đạo Bà-la-môn qua việc người dân rất chú trọng cúng dường chư thiên bằng nhiều món hoa quả khác nhau theo từng ngày trong 3 ngày Tết này. Đây cũng là dịp đồng bào tưởng nhớ và cúng bái tổ tiên, cúng dường các sư và thỉnh các nhà sư tụng kinh nơi tháp cốt để cầu siêu cho người thân đã khuất.

Do thấm đẫm triết lý vô thường của Phật giáo nên Tết năm mới chính là dịp thuận tiện nhất để đồng bào Khmer “làm phước”. Do đó phần lớn các lễ hội Khmer đều được gọi là “Bund”, nghĩa là “đám phước” theo tinh thần vô ngã vị tha của Phật giáo. Chính điều này làm nên vẻ đẹp tâm hồn cao quý và tính cách an nhiên, hiếu hòa rất đáng trân trọng của đồng bào Khmer Nam bộ.

Thiên Nhiên Travel

Vào dịp này quý khách muốn có trải nghiệm tuyệt với nhất về nét văn hóa độc đáo này hãy liên hệ Thiên Nhiên Travel với các tour nổi bật như:

Tour Về Miền Tây

Tour Thái Lan

Tour Campuchia

Thiên Nhiên Travel – The beauty of the trips

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ
THIÊN NHIÊN TRAVEL ✈
☎️     02923 783 494 – 0915776663 -0916280727
✉ thiennhientravel.tn@gmail.com
????Tầng 2 Số 390D1A, Trần Nam Phú, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP, Cần Thơ
????CN 2: Số 130 đường 30/4, KV2, P. Lái Hiếu, TP. Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ ngay:

Thiên Nhiên Travel

Đơn vị tổ chức tour chuyên nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động chúng tôi cam kết sẽ mang đến Quý khách sự trải nghiệm tốt nhất.

Bài viết mới